-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
22
Tháng 06
Đăng bởi: Huy
Những loại hổ phách phổ biến trên thế giới và cách phân loại
Ngày nay trên thế giới, con người đã khai thác rất nhiều hổ phách với muôn vàn hình dáng và màu...
Ngày nay trên thế giới, con người đã khai thác rất nhiều hổ phách với muôn vàn hình dáng và màu sắc. Các nhá khoa học đã chỉ ra hai phương pháp phổ biến nhất để phân biệt hổ phách đó là cơ họa và hóa học. hạy cùng Ambeary tìm hiểu kĩ hơn về các cách nhận biết các loại hổ phách qua bài viết sau đây.
Một cách phân loại hổ phách là dựa trên màu sắc và độ trong. Màu sắc của hổ phách có thể là vàng, cam, đỏ, trắng, nâu, xanh lá cây, xanh lam và đen.
Độ trong của hổ phách nằm trong khoảng từ trong suốt cho tới đục. Hổ phách trong suốt thường có màu vàng nhạt cho đến màu vàng đỏ đậm. Hổ phách mờ gồm từ loại hổ phách bán trong cho đến loại hổ phách đục, có nhiều màu sắc khác nhau và được phân loại thành hổ phách mỡ, hổ phách xương và hổ phách bọt.
- Hổ phách mỡ có chứa nhiều bọt nhỏ và các hạt bụi và thường có màu hơi vàng và trong mờ.
- Hổ phách xanh lá cây có chứa nhiều bọt và các dị vật nhỏ nhưng không có màu hơi vàng của mỡ. Màu xanh lá của hổ phách có thể là kết quả của việc phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường.
- Hổ phách xương có màu vàng trắng hoặc nâu, đục và nhìn giống như xương. Những chất hữu cơ bị phân hủy màu đen thường được tìm thấy trong loại hổ phách này.
- Hổ phách bọt là loại hổ phách mềm và không thể đánh bóng được. Nó có màu đục và thường chứa chất khoáng pyrite ở bên trong các vết nứt.
Các tên gọi khác của hổ phách phản ánh không chỉ màu sắc và độ trong của nó mà còn cho biết thành phần hóa học, mức độ bị bào mòn, địa điểm tìm thấy của nó. Hổ phách "đất" là loại màu nâu hoặc xanh lá, có rất nhiều bọt khí và dị vật là các chất hữu cơ bị phân hủy.
Có một cách phân loại hổ phách khác mang tính cơ học, đó là dựa trên việc khai thác hổ phách từ đất hay từ biển. "Đá biển" hoặc "đá scoop" được dùng để chỉ hổ phách tìm thấy từ biển hoặc gần biển. Đá scoop là loại hổ phách lấy được từ rong biển. Một số hổ phách tìm được trên đất liền được gọi là hổ phách mỏ. Hổ phách mỏ được khai thác từ tầng đá của trái đất có tên là "blue earth" hay "trái đất xanh" và đây chính là nguồn khai thác chính của hầu hết các loại hổ phách Baltic.
Có một cách phân loại mang tính cơ học nữa, đó là dựa vào trạng thái tự nhiên của hổ phách khi được tìm thấy. Có 2 dạng hổ phách: một loại được tạo ra bên trong và một loại được tạo ra ở bên ngoài thân cây. Loại bên ngoài là kết quả của nhựa do thân cây tiết ra bên ngoài. Loại này có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau nhằm mục đích bảo vệ cây. Loại hổ phách bên trong là kết quả của nhựa cây tiết ra để trám vào những vết nứt và các vết thương nằm bên trong thân cây. Những cục nhựa lồi ra được hình thành trong quá trình chữa lành vết thương như khi cây bị gẫy cành chẳng hạn. Còn hổ phách dạng đĩa phẳng được tạo ra khi nhựa cây trám vào các vết nứt của túi nhựa nằm giữa các vòng gỗ hàng năm của thân cây.
Cuối cùng thì hổ phách có thể được phân loại dựa trên cấu tạo hóa học của nó. Thường là phân thành 2 loại: succinite và retinite. Hổ phách Baltic hay còn gọi là succinite từng được coi là hổ phách "thực sự" duy nhất và là loại thích hợp nhất để làm đồ trang sức. Ngoài ra còn có các loại hóa thạch khác như gedanite, krantzite, beckertie, stantienite, glessite, schraufite và delatynite. Krantzite và gedanite đều mềm hơn hổ phách Baltic và có các đặc tính khác với hổ phách Baltic (Poinar, 1992)
Nguồn: dịch từ Amberartisan.com